Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2021

Nghiên cứu khoa học: Hiệu quả vượt trội của cao hoa Ban Âu so với giả dược ở bệnh nhân trầm cảm nặng

Hình ảnh
Thời gian nghiên cứu : 2006 Thời gian công bố kết quả : 06/2006 BMC Med Tác giả : Siegfried Kasper (1) Ion-George Anghelescu Armin Szegedi Angelika Dienel Meinhard Kieser (1): Giáo sư tâm thần sinh học, Khoa Tâm thần Tổng quát, Đại học Y khoa Vienna, Währinger Gürtel 18-20, A-1090 Wien, Áo Chi tiết nghiên cứu: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/ Tóm tắt bản nghiên cứu: Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu hiện tại là đánh giá hiệu quả chống trầm cảm và tính an toàn của chiết xuất Hypericum perforatum (cao hoa Ban Âu) WS 5570 ở liều 600 mg / ngày với một liều duy nhất và 1200 mg / ngày với hai liều. Phương pháp: Thời gian điều trị: 6 tuần Những người tham gia trong thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược này là bệnh nhân trưởng thành ngoại trú có giai đoạn trầm cảm nặng nhẹ hoặc trung bình (giai đoạn đơn lẻ hoặc tái phát, tiêu chí DSM-IV). Tổng 332 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên và chia làm 3 nhóm: + 123 bệnh nhân sử dụng cao hoa B

Nghiên cứu khoa học: Đánh giá hiệu quả trên 2166 bệnh nhân sau quá trình điều trị trầm cảm với cao hoa Ban Âu

Hình ảnh
Thời gian nghiên cứu : 2000-2001 Thời gian công bố kết quả : 29/11/2001 Fortschr Med Orig Tác giả : R Rychlik (1) H Siedentop (2) V von den Driesch S Kasper (1): Giáo sư, tiến sỹ Viện Kinh tế Y tế Thực nghiệm, Burscheid, Đức. Hiện tại đang công tác tại công ty dược hàng đầu của Đức, tại Willmar-Schwabe – Str.4, D-76227 Karlsruhe (2): Giáo sư viện Toán học ứng dụng trường Đại học Munich. Chi tiết nghiên cứu: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/ Tóm tắt bản nghiên cứu: Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả thực tế trên 2166 bệnh nhân sau quá trình điều trị trầm cảm (mức độ nhẹ đến trung bình) với cao hoa Ban Âu. Phương pháp: 446 bác sĩ đa khoa, bác sĩ tâm thần và bác sĩ thần kinh hàng đầu tại Đức tiến hành cuộc khảo sát. Tổng cộng có 2.166 bệnh nhân tham gia, tất cả đều bị trầm cảm nhẹ đến trung bình, được chỉ định uống 600 mg hoặc 1.200 mg mỗi ngày. Ba phần tư số bệnh nhân tham gia là nữ ở độ tuổi trung bình là 50 tuổi. Hầu hết các bệnh nhân đều bị trầm cảm lần đầu tiên được chẩn

Những dấu hiệu trầm cảm ở nam giới không thể bỏ qua

Hình ảnh
Có thể trầm cảm ở nữ giới được nhắc đến nhiều. Tuy nhiên, ngày nay trầm cảm ở nam giới cũng khá phổ biến, nó không còn giới hạn qua những biểu hiện stress, căng thẳng mà nó còn được thể hiện qua khả năng tư duy, nhận thức và một loạt triệu chứng sức khỏe kéo theo. Trước khi tìm hiểu thông tin, mời bạn đọc tìm hiểu: Thông tin tổng quan về bệnh trầm cảm Đâu là nguyên nhân dẫn tới trầm cảm ở nam? Do chất hóa học trong não Các nhà nghiên cứu cho rằng một số chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến nguyên nhân gây ra trầm cảm. Có hai loại: Dopamine và serotonin. Dopamine : Đây là chất giúp bạn cảm thấy có động lực để làm điều gì đó. Theo nghiên cứu những người bị trầm cảm thường có lượng dopamine trong não thấp hoặc độ nhạy dopamine cũng bị giảm sút so với những người không bị trầm cảm. Đây cũng là một phần lý do tại sao những bạn mắc trầm cảm thường uể oải, không có động lực làm bất cứ điều gì. Serotonin : Là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh sự thèm ăn, tâm trạ

Ngày của bạn như thế nào khi bị trầm cảm nặng?

Hình ảnh
Trầm cảm là chứng bệnh gây ra những rối loạn về tâm lý, nó tác động lớn tới cuộc sống của bạn. Khi mắc bệnh trầm cảm, bạn thường nghĩ mọi việc theo hướng rất tiêu cực và cảm thấy cuộc sống vô cùng bế tắc . Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân trầm cảm nặng có thể nghĩ quẩn và có nguy cơ tự sát. Trước khi đi vào nội dung chính bài, mời bạn tìm hiểu: Trầm cảm nặng là gì ? Ngày của bạn như thế nào khi bị trầm cảm nặng? Cảm thấy mệt mỏi Trầm cảm khiến cho bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chán nản mọi thứ xung quanh mà không rõ nguyên do. Nhiều khi không biết vì sao mình lại thế, và khó nghĩ được điều gì. Họ sẽ cảm thấy chán ghét tất cả, cuộc sống không có mục đích, không có động lực để bước tiếp về phía trước. Ngày ngày mệt mỏi như vậy, sống vô định và không muốn làm gì. Tất cả chỉ là thu bé lại trong thế giới của riêng mình và không tiếp xúc với bất cứ ai. Thích ở một mình Thích ở một mình là triệu chứng điển hình nhất ở những người mắc trầm cảm. Họ ngại giao tiếp với bất cứ ai, không muố

Tại sao tôi chán nản nhất trong mùa đông?

Hình ảnh
Có bao giờ bạn để ý thấy mình cảm thấy chán nản, mệt mỏi, và cáu kỉnh cùng một thời điểm tháng trong năm, theo mùa, bạn thấy dường như có sự sắp đặt không? Với tôi, tôi đã rơi vào tình huống như vậy? Tôi cảm thấy chán nản, mệt mỏi nhất là trong mùa đông. Triệu chứng của chán nản vào mùa đông? Trạng thái uể oải, mệt mỏi Cơ thể không có chút năng lượng và hứng thú nào, thậm chí không muốn đứng lên và đi. Tâm trạng dễ cảm thấy thất vọng Cơ thể ủ rũ, dễ cáu kỉnh, căng thẳng Tâm trạng, suy nghĩ cảm thấy mờ mịt ☛ Xem thêm: Chứng trầm cảm theo mùa Nguyên nhân khiến tôi cảm thấy chán nản trong mùa đông? Theo khoa học nghiên cứu chứng minh, trong mùa đông, ánh nắng mặt trời thường ít đi, thời gian có ánh nắng mặt trời thường giảm đi khá nhiều, chính điều đó khiến có thể chúng ta khó hấp thu được lượng vitamin D thiết yếu- vitamin ánh nắng mặt trời, khiến gây ra những biểu hiện tồi tệ về sức khỏe. Ngoài ra khi cơ thể được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làm tăng mức độ vitamin D tro

Liệu pháp tâm lý trong điều trị trầm cảm

Hình ảnh
Điều trị trầm cảm bằng sử dụng thuốc khiến nhiều người băn khoăn bởi nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Và việc sử dụng liệu pháp được rất nhiều người bệnh hướng đến. Thế nào là liệu pháp tâm tâm lý trong điều trị trầm cảm ? Những băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp qua thông tin dưới đây. Tìm hiểu thế nào là bệnh trầm cảm: Thông tin tổng quan về bệnh trầm cảm Thế nào là liệu pháp tâm trong điều trị trầm cảm? Liệu pháp tâm lý hay còn gọi là tâm lý trị liệu. Khi sử dụng phương pháp này nó tác động đến thần kinh của người bệnh, từ đó có thể cải thiện chứng bệnh trầm cảm. Ngoài ra phương pháp điều trị bằng tâm lý còn giúp người bệnh có thể thay đổi suy nghĩ, cải thiện kĩ năng đối phó với những căng thẳng, cảm xúc và những xung đột trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp hỗ trựo phục hồi, liệu pháp tâm lý còn giúp người bệnh thay đổi suy nghĩ, hành vi tiêu cực. Nếu người bệnh duy trì được liệu pháp này cũng có thể ngăn ngừa chứng trầm cảm tái phát. Những trường hợp trầm

Các dạng trầm cảm chính bạn nên biết

Hình ảnh
Trầm cảm là bệnh về tâm lý rất phổ biến, ai cũng có thể mắc bệnh nhất là những người thường stress, sốc mạnh về tinh thần. Bệnh trầm cảm không chỉ khó kiểm soát mà còn là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tim và chứng mất trí. Hiểu về các dạng trầm cảm sẽ giúp bạn dễ phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm, có phương pháp điều trị và vượt qua. Trầm cảm là bệnh gì ? Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học, nó là đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Bệnh trầm cảm xuất phát từ sự hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên do một yếu tố tâm lý nào nào tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ hành vi tác phong. Một số nguyên nhân có liên quan đến trầm cảm: Nguyên nhân từ nội sinh: Do di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống , xã hội nhưng chưa thực sự rõ ràng Nguyên nhân từ căng thẳng: Áp lực từ nhiều phía như công việc, gia đình, con cái, phá sản hay do những điều đột ngột xảy đến như mất đi người thân, mất tiền của,… Trầm cảm có thể xuất hiện các bệnh lý hay chấn thương tác động trực

Những điều lầm tưởng về trầm cảm dễ bị bỏ qua

Hình ảnh
Trầm cảm được cho là căn bệnh thời hiện đại khá phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu rõ tính chất của bệnh khiến cho chứng trầm cảm ảnh hưởng nặng nề và ăn mòn cuộc sống, tâm hồn của chúng ta. Chính vì vậy, để hiểu hơn về bệnh, dưới đây là những lầm tưởng phổ biến về căn bệnh trầm cảm mà bạn có thể tham khảo: Đọc hiểu: Thế nào là chứng trầm cảm Những điều dễ lầm tưởng về trầm cảm Chứng trầm cảm không phải rối loạn thực sự Đại đa số nhiều người lầm tưởng rằng trầm cảm chỉ là cảm giác buồn bã, là sự yếu đuối bên trong tâm hồn. Tuy nhiên, trầm cảm thực sự là một dạng rối loạn sức khỏe tâm lý khá phức tạp bởi nó là sự khởi nguồn từ khía cạnh xã hội, tâm lý và sinh lý, và nó có thể được điều trị theo nhiều cách. Khi bạn nhận ra có thể bạn đang mắc trầm cảm, bạn đừng cho nó là bình thường, bởi đó có thể nguyên nhân, mầm mống của một loạt triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Điều quan trọng, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa, nói chuyện và nghe tư vấn,

Tại sao ngày nay nhiều người bị trầm cảm?

Hình ảnh
Trầm cảm là một chứng rối loạn về tâm lý, nó khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn bã, mệt mỏi, không có hứng thú. Cảm giác này kéo dài trong thời gian dài và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, suy nghĩ và hành động, các mối quan hệ xã hội của người bệnh. Chứng trầm cảm khiến người bệnh khó có thể làm việc và sinh hoạt bình thường với bạn bè xung quanh, các mối quan hệ, sinh hoạt như bình thường. Nghiêm trọng hơn cả là chúng có thể khiến người bệnh có những hành động tự làm tổn thương bản thân, làm đau bạn thân, nặng nề nhất là có thể dẫn tới hành động muốn tự tử. Có nhiều dạng trầm cảm khác nhau như: Trầm cảm sau khi chia tay, Trầm cảm theo mùa, Trầm cảm do stress, Trầm cảm khi mang thai, Trầm cảm sau sinh… Triệu chứng dễ nhận biết ở trầm cảm Theo nghiên cứu và phân loại bệnh DSM – V của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ, những người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm khi họ có tối thiểu 5 trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm dưới đây: 1/ Buồn bã, chán nản và trầm uất gần như tất