Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2021

Luôn căm ghét bản thân, phải làm sao?

Chào chuyên gia tư vấn! Cháu đang 17 tuổi, hết năm học này, cháu lên lớp 12 và đi Đại Học nhưng cháu đang trong tình trạng kiểm soát được cảm xúc của bản thân ạ. Mẹ cháu là 1 người rất nghiêm khắc, nói ra những lời lẽ khiến cháu và em cháu tổn thương rất nhiều và luôn coi thường cảm xúc của bọn cháu, mặc dù mẹ cháu đang làm cán bộ về mảng giáo dục. Thường thì ở nhà là khoảng thời gian áp lực nhất, khó chịu nhất với bố và bọn cháu vì mẹ cháu luôn xỉa xói, bới móc bố con cháu. Những lời lẽ nặng nề của mẹ làm cháu cảm thấy căng thẳng, sợ hãi và căm ghét bản thân. Cháu thường khóc một mình trong khoảng 2 năm gần đây, đặc biệt là những lúc cách li tại nhà khi cháu không được đến trường, gần như ngày nào cháu cũng khóc. Có lúc cháu khóc vì nhớ lại lời của mẹ, nhớ lại những hành động của mẹ, có lúc cháu thấy buồn và tự dưng khóc, có lúc cháu chỉ khóc mà cháu cũng không hiểu vì sao. Đặc biệt, gần đây cháu học ngày càng khó nhớ, khó nghĩ, ngay cả môn trong khối cháu thi cháu cũng không còn

Em bị suy nghĩ quá nhiều

3 năm trước, khi còn là sinh viên, em bị 1 bạn học cùng hiểu lầm, nói nặng lời em giữa đám đông, em rất mất mặt và bị tổn thương, sợ sệt và mất niềm tin vào cuộc sống. Từ đó em suy nghĩ tiêu cực rất nhiều và em nhớ không nhầm là luôn có xu hướng tự trách bản thân. Sau 1 thời gian em học cách chấp nhận nó bằng cách em đã cố tình suy nghĩ không tích cực, suy nghĩ 1 cách nhạy cảm, phân tích, quan trọng hoá vấn đề, bé xé to để trở nên tiêu cực hơn, để trở thành đúng con người tiêu cực mà em muốn. Em đã rất thành công trong việc này, em thực sự đã trở thành người như em mong muốn cho đến giờ nó đã kéo dài được tròn 2 năm rồi. Em bị mất ngủ rất nhiều, em rất hay bị lo lắng không 1 lời giải thích, em thực rất mệt mỏi. Em có xu hướng bắt đầu tránh xa các mối quan hệ, hễ chỉ cần họ có sự không tích cực với em là em tức giận và cắt đứt luôn mối quan hệ. Mỗi từ ngữ em nói ra em chỉ sợ người khác phải buồn, vì thế em dè chừng từng từ một, em cũng sợ em nói sai điều gì, làm người ta tổn thương, xú

Em mệt mỏi vì gia đình

Em chào chuyên gia ạ. Em năm nay em 21 tuổi, hiện tại là sinh viên năm cuối. Nhà em có 5 người: ba mẹ, em, em trai học lớp 4 và em gái học mẫu giáo. Ba mẹ em rất hay cãi nhau về vấn đề tiền bạc trong gia đình, mẹ em thì chi tiêu trong gia đình như: ăn uống, tiền điện, nước, sữa…các chi phí lặt vặt trong nhà. Ba thì chi tiêu các khoản bảo hiểm, học phí cho cả nhà và chi tiêu các việc lớn như tu sửa nhà mỗi người đều có khoản chi riêng. Ba em thì sống tình cảm hay giúp đỡ những người khó khăn hơn mình, còn mẹ em thì cũng có cho nhưng có qua có lại. Do là mẹ bỏ tiền ra mua mà trong khi đó ba lấy đi cho chia sẻ này nọ mà không bỏ tiền ra phụ, mẹ cãi với ba thì ba mới đem tiền ra trả lại và nói mẹ em sống không có tình nghĩa cho nên mẹ em rất bực. Họ cứ hay cãi nhau về vấn đề tiền bạc do là so sánh người này trả nhiều hơn người kia rồi cứ cãi nhau qua lại. Cả 2 người còn hay đem chuyện cũ ra nói trước mặt các con. Em đã chứng kiến rất nhiều và trải qua rất nhiều năm như vậy. Đến bây giờ

Rối loạn trầm cảm trong dịch Covid-19

Hình ảnh
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tổn thất to lớn cho toàn nhân loại suốt 2 năm qua. Chúng đã cướp đi sinh mạng của hơn 4,5 triệu người, gây tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội…, cùng những nỗi đau vô hình không đong đếm nổi. Tổ chức Y tế thế giới đã định nghĩa: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật”. Mỗi ngày qua, chúng ta đều thấy tràn ngập những con số đong đếm được như: Ca mắc, ca nặng, rồi tử vong, số người khỏi bệnh… Nhưng còn một thứ vô hình – đó là những hậu quả gián tiếp của đại dịch thì không thể thống kê. Đó là stress, là những sang chấn tâm lý nặng nề, kéo dài, gây ra nhiều rối loạn tâm thần. Rối loạn trầm cảm Các rối loạn trầm cảm được đặc trưng bởi buồn trầm trọng hoặc dai dẳng đủ để ảnh hưởng vào hoạt động chức năng và thường là do giảm sự quan tâm hoặc thích thú trong các hoạt động. Thuật ngữ trầm cảm thường được dùng để chỉ bất kỳ rối loạn trầm cảm nào, một số

Bệnh trầm cảm có tái phát không? Có cách nào điều trị dứt điểm?

Hình ảnh
Điều trị bệnh trầm cảm không hề đơn giản, bệnh rất khó kiểm soát. Khi hiểu nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn ngăn chặn và phòng ngừa bệnh, không để cho bệnh ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống. Bệnh trầm cảm có tái phát không? Các chuyên gia đã nghiên cứu và khẳng định, bệnh trầm cảm có khả năng tái phát rất cao. Nếu bị tái phát thì thường dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt là hành vi tự làm đau bản thân hoặc nảy sinh ý định tự tử. Theo thống kê, bệnh trầm cảm vẫn có thể tái phát một lần (hoặc nhiều lần) trong cuộc đời người bệnh. Tình trạng trầm cảm tái phát xuất hiện khi những triệu chứng bắt đầu quay trở lại sau khoảng ít nhất 4 tháng điều trị thành công. Tỉ lệ tái phát phụ thuộc vào số lần bệnh nhân đối mặt với chứng trầm cảm. Thông thường, rủi ro tái phát ở những người bị trầm cảm lần đầu là 50%. Nguy cơ tái phát cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm lần 2, lần 3, với tỷ lệ lần lượt là 70% và 90%. Nguyên nhân của trầm cảm tái phát được hình thành

Làm sao để biết bạn đang bị trầm cảm hay chỉ là lười biếng?

Hình ảnh
Trầm cảm không phải là lười biếng. Trầm cảm là tình trạng mất cân bằng hóa học, chúng nghiền nát tâm hồn, hút sạch hạnh phúc, làm tiêu hao năng lượng trong não khiến bạn cảm thấy mình như rác, khiến bạn mòn mỏi không muốn động tay làm bất cứ điều gì mà không có lý do gì cả. Dấu hiệu của lười biếng và trầm cảm Bạn không thể làm việc nhà, không thể làm việc gì cả, chỉ dành cả ngày cuối tuần trên giường mà không làm bất cứ việc gì, mặc dù việc nhà đã chất đống, đó là sự lười biếng. Khi bạn không quan tâm tới bất cứ ai, bỏ mặc các mối quan hệ xã hội của mình chỉ vì bạn không cảm thấy muốn đi chơi. Bạn bỏ dở công việc vì không có nghị lực để làm, bạn không muốn làm việc. Chắc chắn bạn chỉ là một kẻ lười biếng, phải không? Khi nhà cửa bừa bộn, bạn bè của bạn đang than phiền bạn bỏ qua một bữa tiệc tối thứ bảy khác, sếp của bạn đang thở dài thườn thượt về báo cáo đó. Bạn chỉ lười biếng lơ là với công việc. Không có lý do gì cho điều đó. Bạn đang không thể thực hiện đúng nghĩa vụ của mình,

Tôi đã muốn tự tử vì trầm cảm sau sinh

Tôi như bao phụ nữ khác, sau khi lấy chồng thì biết tin mình có em bé. 3 tháng sau khi mang bầu thì tôi bị thất nghiệp do dịch bệnh. Từ đó, tôi chỉ ở nhà dọn dẹp, nấu ăn…, âu chuyện bắt đầu từ hoàn cảnh khó khăn mà cô vợ không may rơi vào đúng thời điểm biết mình sắp có con. Việc thất nghiệp ở nhà, không có thu nhập do mình tạo ra, va chạm với các thành viên trong gia đình chồng đã khiến tôi trầm cảm lúc nào không hay. Các bạn đã bao giờ nghe đến bệnh trầm cảm sau sinh chưa. Tôi chính là bị mắc bệnh đó mà tự tử. Khi mang bầu, tôi bị ngén đến hết 6 tháng thai kì nên lúc nào cũng mệt mỏi, kén ăn. Vài tháng cuối thai kỳ tôi bắt đầu bị tiểu nhiều vào ban đêm và mất ngủ liên tục. Một lần, vô tình nghe được mẹ chồng nói xấu mình với hàng xóm, họ hàng rằng tôi kén cá chọn canh, ngủ dậy muộn, ngủ cả ngày, đã ở nhà ăn bám mà còn không biết điều. Sau khi tôi sinh con thì mọi chuyện càng tồi tệ hơn. Tôi chịu đả kích mạnh khi bị cả nhà chồng chỉ trích việc không sinh thường mà lại sinh mổ, tron

Những cách vượt qua trầm cảm sau chia tay người yêu

Hình ảnh
Trong tình yêu, chia tay là điều không ai mong muốn. Bởi những cảm xúc đau khổ, day dứt khi chia tay có thể dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề trong tâm lý, nhất là trầm cảm. Vậy, bạn phải vượt qua trầm cảm sau khi chia tay người yêu như thế nào? Sau đây là những gợi ý của Vững Trí bạn có thể tham khảo. Trầm cảm sau chia tay người yêu là gì? Tình yêu luôn là thứ mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng dành rất nhiều thời gian và công sức để theo đuổi. Những cảm xúc trong tình yêu luôn vô cùng phức tạp, hạn phúc có, đau buồn cũng có. Nhưng, điều làm chúng ta cảm thấy khó nhất để vượt qua chính là 2 từ “chia tay”. Việc lựa chọn kết thúc một mối quan hệ tình cảm luôn là điều khó khăn với rất nhiều người, thậm chí khiến họ phải đối mặt với chứng trầm cảm sau chi tay. Đây cũng được coi là khoảng thời gian nhạy cảm khiến bạn khó kiểm soát được cảm xúc, tâm trạng buồn bã, thậm chí đau lòng, day dứt những hoài trong dĩ vãng. Trầm cảm sau chia tay là những tổn thương về mặt tâm lý và tình cảm sau mộ

Mình muốn kết thúc tất cả – Giúp mình với

Mình bị trầm cảm hơn 3 năm nay, bây giờ, mình có cảm giác mọi thứ xung quanh với mình nó không còn làm mình cảm thấy hứng thú nữa. Mỗi ngày trôi qua là một ngày vô nghĩa, có lẽ niềm vui với mình khi mà mình nghĩ về quá khứ, khi mình còn nhỏ còn chưa quan tâm đến cuộc sống, lúc mình còn vô tư… Khoảng thời gian thời thơ ấu của mình thật yên bình, lúc đó chẳng biết ngày mai nó ra sao nhưng lúc nào cũng vui vẻ, lạc quan, giờ thì nhiều cái phải làm mình suy nghĩ, riết chán nãn… Mình cũng tự động viên bản thân rất nhiều, cố suy nghĩ tích cực nhưng lại vài hôm cảm giác buồn nó lại vây quanh Hằng ngày mình vẫn nói chuyễn, sinh hoạt với mọi người bình thường, và cũng không ai nghĩ mình bị trầm cảm, chỉ khi ở một mình và tối đến cảm giác sợ hãi, cô đơn, chán nãn nó lại tới, thật sự kinh khủng lắm, mình từng sut nghĩ tự tử nhiều lần, nhưng nghĩ về gia đình nên mình không đành, mình không chắc mình có thể chịu đựng nó bao lâu nữa, nhưng hiện tại mình cảm thấy bế tắc quá. Giờ mình phải làm sao đ

Hành trình vượt qua trầm cảm

Chào mọi người! Mình tên là Dũng, năm nay mình 31 tuổi. Mình có gia đình, công việc, mọi thứ hoàn hảo mà nhiều người phải mơ ước. Tuy nhiên gần 1 năm nay mình bị mắc trầm cảm, thời gian gần đây mình điều trị trầm cảm bằng phương pháp không dùng thuốc. Nói mình bị trầm cảm, có lẽ nhiều người không, bởi có thể nói rằng mình thành cồn ở mọi khía cạnh, vậy tại sao  mình lại bị trầm cảm được. Nhưng, nó lại xảy ra với mình. 7 năm qua, mình đã cố gắng học tập, rèn luyện và làm việc không ngừng nghỉ để có được mọi thứ như mong muốn, nhưng cũng bắt đầu từ đây, câu chuyện trầm cảm bắt đầu đến với mình. Rất nhiều người nghĩ rằng trầm cảm là thứ gì đó ghê gớm lắm, cao siêu lắm, trừu tượng lắm, là khi người ta cảm thấy buồn rầu, tuyệt vọng, chán nản, tìm cách tự hủy hoại bản thân thì mới là trầm cảm. Nhưng thực ra, trầm cảm còn có một biểu hiện khác, ít thấy hơn nhưng không phải không tồn tại. Đó là khi bạn mất niềm tin vào cuộc sống, không cảm thấy vui vẻ, hứng thú với bất cứ nơi đâu, bất cứ th

Cái giá của sự nghi ngờ

Chị là một bác sĩ Đông y có phòng khám riêng. Nhìn bên ngoài, vợ chồng anh chị khá hạnh phúc. Tuy nhiên, sóng ngầm trong gia đình anh chị là sự nghi ngại về vẻ đẹp trai, hào hoa của anh. Anh có công ty riêng, anh đẹp trai, và có những mối quan hệ ngoài tầm kiểm soát của chị. Trong khi cả ngày chị chỉ loay hoay với công việc và những bệnh nhân thì chồng chị lại thường xuyên đi đây về đó trong những chuyến công tác xa nhà của dân xây dựng. Ám ảnh việc sẽ có ngày mất anh, nên dù đã ở qua tuổi 40, chị vẫn cố sinh thêm một đứa con trai cho đúng ý nguyện của anh. Nhưng không may, việc sinh nở khó khăn và chị lại thêm bệnh tật, Từ đó, từ lúc nào, chị chìm vào stress nặng với những tưởng tượng vô căn cứ. Chị bủa vây anh khắp nơi bằng cách thuê những thám tử theo sát và rồi về lại dằn vặt anh, khiến cả 2 sống trong những mệt mỏi. Chị không còn tha thiết gì với nghề. Phòng khám của chị, chị giao cho  quản lý. Thời gian của chị, chị dành hết cho việc giám sát toàn bộ hành động trong ngày của ch

Tại sao trầm cảm lại hay tự tử?

Hình ảnh
Theo ước tính, trên thế giới có khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm. Hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là hành vi tự sát.  Ở Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000-40.000 người.  Ở bài viết dưới đây, Vững Trí sẽ gửi đến các bạn lý do, vì sao trầm cảm lại hay có hành vi tự tử. Thế nào là trầm cảm? Theo thống kê, ở Việt Nam có đến 30% dân số mắc các rối loạn về tâm thần, trong đó đặc biệt là bệnh trầm cảm. Trầm cảm là một triệu chứng rối loạn tâm trạng, khiến cho người bệnh có cảm giác buồn chán và mất hứng thú kéo dài, ăn không ngon, mất ngủ, làm việc không hiệu quả, mặc cảm thua kém, liên tục rầu rĩ. Nếu nỗi buồn này kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh, thậm chí có thể khiến người bệnh dẫn người bệnh đến ý định tự tử. Hiểu rõ hơn về chứng trầm cảm qua: Bệnh rối loạn lo âu trầm cảm là gì ? Một số dấu hiệu thường gặp của trầm cảm Ức chế cảm xúc Đây là triệu chứng phổ biến nhất củ