Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2021

Với tôi, trầm cảm là một trải nghiệm

Hình ảnh
Bài viết dưới đây sẽ là những chia sẻ quý báu để giúp những người đang trong giai đoạn vật lộn của chính mình có thể tìm được sự đồng cảm và động viên kịp thời. Chúng tôi hy vọng bài viết sẽ giúp ai đó bớt cô đơn, bớt đau đớn hơn trong hành trình của mình. Những dấu hiệu trầm cảm sớm Trước khi thực sự rơi vào cái hố sâu của cảm xúc mang tên “trầm cảm”, mình có thể nói là một cô bé khá tự lập, bản lĩnh, vui vẻ và có thể làm người khác vui lây. Rồi những đổ vỡ và vướng mắc liên tiếp kéo đến trong cuộc sống, mình đã leo dần trong thang đánh giá mức độ trầm cảm: từ những tháng ngày liên tục “tâm trạng” đến những “biến dạng trong suy nghĩ” và cuối cùng là mức muốn “chấm dứt mọi thứ”. Trong những tháng ngày đó, thực sự mình đã không thiết ăn thiết uống, thậm chí là không muốn thở nữa. Giấc ngủ cũng chẳng tròn nhưng nhiều lúc mình lại không muốn thức dậy, vì ngày mai có gì tốt đẹp đâu. Stress tích tụ và lấy đi cả sự tập trung, trí nhớ và khả năng giao tiếp cơ bản của mình nữa. Đừng nói là

Chia sẻ về trầm cảm sau sinh của BTV Diệp Chi

Hình ảnh
Đọc câu chuyện về một bà mẹ bị trầm cảm sau sinh , ôm con nhảy cầu tự tử mà cứ bị ám ảnh mãi. Xót xa khi nhìn những dòng chia sẻ của bạn bè, người thân về việc đôi bạn trẻ ấy đã từng là thần tượng trong mắt nhiều người về tài năng, về ý chí phấn đấu vươn lên. Họ từng có một tình yêu rất đẹp và cuộc sống yên ấm khi về chung một mái nhà…Thế mà, kết cục lại phải chia lìa đôi ngả âm – dương, để lại nỗi đau không cách gì nguôi được. Người mẹ xấu số sinh năm 1993 và đứa bé kháu khỉnh chỉ vừa tròn 7 tháng. Nhiều người mắng nhiếc thậm tệ người mẹ trẻ, họ chì chiết, đay nghiến, thản nhiên buông những lời cay độc, thậm chí còn phóng tác, dựng chuyện dù chẳng phải người thân, người quen gì với gia đình nạn nhân. Vì không ai trong số họ từng mang nặng đẻ đau một hình hài nên họ cho rằng mình có quyền phán xét. Buồn là trong đó, có rất nhiều gã đàn ông sắp sửa làm chồng, hoặc đã làm bố đến nơi. Vì xã hội vẫn còn chỉ trích, đổ lỗi hoàn toàn cho nạn nhân, vì những người xung quanh vẫn còn thờ ơ, hữn

Mất trí nhớ sau sinh- Dấu hiệu của tiền trầm cảm sau sinh

Hình ảnh
Nhiều bạn hỏi tôi : có cách nào cải thiện trí nhớ sau khi sinh, gần như chỉ 30% khả năng nhớ so với trước sinh. Đây là một trong những vấn đề thông thường của nhiều bà mẹ sau khi sinh em bé. Triệu chứng này có thể là tạm thời, nhưng cũng có thể ảnh hưởng vĩnh viễn trên não bộ của các bà mẹ sau sinh. Đây cũng là một trong những triệu chứng của tiền trầm cảm sau sinh. Dinh dưỡng là điều quan trọng giúp phục hồi lại trí nhớ và khả năng tập trung, giảm tổn hại các tế bào não bộ cụng như cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ sử dụng và loại bỏ những tế bào thần kinh không còn chức năng. Nguyên nhân của mất trí nhớ sau sinh Ts.Bs. Chandler, ĐH Nevada, Mỹ đã tiết lộ rằng: có mối liên hệ của sự gia tăng tiết hormone sinh dục estrogen trong kì 3 thai kì và sư mất trí nhớ tạm thời sau sinh, đặc biệt sự gặp khó khăn trong việc quên từ, quên hành động, vật thể. Hormone này liên quan đến chức năng của tế bào thần kinh nằm trên HypothaLamus (não bộ) thông qua hoạt động các th

Bệnh trầm cảm mãn tính, nguyên nhân, cách điều trị

Hình ảnh
Trầm cảm mãn tính là trầm cảm diễn ra trong thời gian dài, kéo dài hằng năm và nó ảnh hưởng tới tâm lý, công việc, học tập và cả những điều nhỏ nhất trong cuộc sống thường ngày. Vậy, để hiểu hơn về trầm cảm mãn tính và cách điều trị cũng như phương pháp loại bỏ nó, bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây. Thế nào là trầm cảm mãn tính? Trầm cảm mãn tính hay còn được gọi là trầm cảm dai dẳng, trầm cảm thường xuyên. Những cảm xúc chúng mang lại thường kéo dài trong nhiều năm, các mùa và có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ, công việc, học tập cũng như hoạt động, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh trầm cảm mãn tính còn có thể mất hứng thú trong các hoạt động bình thường hàng ngày, cảm thấy vô vọng, năng suất giảm, lòng tự trọng thấp và có cảm giác hụt hẫng. Tuy trầm cảm mãn tính không trầm trọng như trầm cảm nặng những nó khiến tâm trạng của người bệnh chán nản có thể từ mức độ nhẹ, trung bình đến nặng. Triệu chứng nhận biết trầm cảm mãn tính Các triệu chứng

Cùng con vượt qua trầm cảm- tự kỉ

Chào chuyên gia! Khi tôi mang thai thì tôi và chồng thường xảy ra nhiều cải vã thâm chí có động tay chân, trong khi đó tôi gần như bị trầm cảm nhưng vì con tôi cố gắng vượt qua để được gặp con và để con được đến với thế giới này. Nhưng từ khi con tôi lên 2 rồi lên 3 tuổi, cháu có biểu hiện của bệnh tự kỷ, ít nói, sợ người lạ, những hành động đơn giản cũng chậm hơn trẻ khác. Lúc đó tôi lo lắng và sợ con mình sẽ chuyển biến nặng hơn. Tôi bắt đầu lên mạng tìm tòi các triệu chứng và cách giải quyết, tôi đã tham khảo ý kiến bác sĩ và đã tâm sự với bạn bè để giúp con vượt qua. Hiện tại con tôi đã 5 tuổi hàng ngày tôi vẫn kiên trì để chơi và học cùng con. Thậm chí những trò chơi đơn giản như sắp xếp màu sắc, với những bạn khác học trong một buổi đã thành công nhưng đối với con nó rất khó, nhưng tôi tin tưởng ở con, tôi hướng dẫn và khiên nhẫn thì cuối cũng con cũng làm được. Tôi đã kiên trì học và chơi cùng con 5 năm, nhiều lúc tôi buồn và thụt chí lắm nhưng tôi tin con sẽ tốt hơn và sẽ l

Rối loạn lưỡng cực 2 là gì?

Hình ảnh
Rối loạn lưỡng cực được đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm, chúng có thể thay đổi lẫn nhau, mặc dù nhiều bệnh nhân thường có ưu thế một cực này hơn cực kia. Cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây rối loạn lưỡng cực II. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, yếu tố di truyền, thay đổi mức độ chất dẫn truyền thần kinh trong não, và các yếu tố tâm lý xã hội có thể có liên quan. Thông tin bài viết dưới đây cho chúng ta hiểu kĩ hơn về rối loạn lưỡng cực 2. Rối loạn lưỡng cực II là gì? Rối loạn lưỡng cực II được coi là một dạng bệnh tâm thần. Rối loạn lưỡng cực II có biểu hiện tương tự như rối loạn lưỡng cực I. Tuy nhiên,  triệu chứng của sự thay đổi về mặt tâm trạng từ mức cao và mức thấp theo thời gian. Ngoài ra, rối loạn lưỡng cực II có mức độ tăng lên về mặt tâm trạng và không bao giờ đạt đến hưng cảm hoàn toàn, sự tăng lên về tâm trạng (hay còn được gọi là các giai đoạn hưng cảm, hay chứng hưng cảm) ít dữ dội hơn. Người bị rối loạn lưỡng cực II thường

Trầm cảm sau sinh – căn bệnh có đáng sợ?

Hình ảnh
Sáng nay nhìn con số thống kê thai phụ chẳng may mất trong những tháng đầu năm thật kinh khủng. Càng đáng sợ hơn khi tỉ lệ phụ nữ tự sát vì trầm cảm sau sinh chiếm đến 1/5 nguyên nhân cái chết sau sinh của phụ nữ. Đừng vội oán trách họ tại sao làm điều dại dột này, bởi vì bản thân họ không biết mình đang mang căn bệnh đáng sợ mà chỉ có tình yêu và sự quan tâm mới là liều thuốc cứu chữa được, nhưng cũng đừng để nó đến quá trễ. Tại sao? Sau sinh, một hormone hoạt động trên não gọi là allopregnanolone có nguy cơ giảm khủng khiếp. Sự giảm của nó có liên quan đến hội chứng lo lắng và trầm cảm sau sinh vì thay đổi “những tín hiệu tế bào” chết người sau đó. Hậu quả là tỷ lệ “nghĩ quẩn” trong năm đầu sau sinh của người phụ nữ là rất cao. Tại sao tình yêu – quan tâm có thể là liều thuốc Bởi vì nó liên quan đến những “hormone hạnh phúc” hiện diện trong những năm đầu sau sinh. Hormone này lại được thiên thần nhỏ của mẹ giúp mẹ tiết ra để bảo vệ mẹ mình lên đến 2 năm đầu đời. Thật kì

Em có quá nhiều áp lực, em phải làm sao?

Năm nay em 20 tuổi, em thường xuyên rơi vào tình trạng lo âu và phải vật lộn với những cảm xúc tiêu cực. Nói sơ qua về bản thân, em là một người cực kì hướng nội nhưng lại cầu toàn, yêu thích sự hoàn hảo và cảm giác được công nhận. Từ bé em đã là người ít nói và không thích giao tiếp với mọi người và chỉ muốn ở một mình và đắm chìm trong thế giới riêng của em nên em có rất ít bạn thân thật sự. Thông thường em không thân lâu được với ai vì sau một thời gian tự nhiên em hoặc bạn kia có bạn mới và chúng em cảm thấy mình không còn hợp với nhau nhiều như trước nữa. Đến khoảng năm lớp 8 thì em nhận ra bản thân nên cởi mở hơn để có thêm bạn bè, nên em bắt đầu tỏ ra thân thiện và hay chủ động bắt chuyện với các bạn mới nhằm tìm kiếm thêm bạn nhưng em lại chỉ trò chuyện được với các bạn ấy lúc đầu thôi, còn để duy trì mối quan hệ lâu dài em không làm được. Khủng hoảng ập đến khi em bắt đầu học cấp 3 ở trường chuyên của thành phố. Các bạn ở trường chuyên quá xuất sắc cả về học tập và kĩ năng

Xin đừng để con một mình

Em năm nay 18 tuổi. Em là con út trong nhà, trên em còn có anh và chị bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam nên có ảnh hưởng làm trí tuệ kém; ba và mẹ đều là đã có tuổi, ba em là 1 người rất bảo thủ, thường xuyên chửi vợ con. Ngay từ nhỏ, em đã chứng kiến cảnh ba mẹ chửi nhau, em lúc nào cũng ở bên mẹ nên mỗi ngày mẹ em bị chửi em đều ở đó và nghe hết sự việc. Em không biết có phải vì như thế mà em trở nên rất nhút nhát, sợ người lạ, rụt rè, không được năng động như bạn cùng tuổi hay không. Trong gia đình, em không thân với anh chị, anh chị thường ganh đua, xỉa xói em; em rất ghét ba và chỉ biết ở với mẹ. Mẹ rất quan tâm, chăm sóc em; nhưng khi lên cấp 2, em cảm thấy mẹ không còn như trước nữa. Có lẽ, mẹ nghĩ em lên cấp 2 là đã lớn, không cần sự quan tâm nhiều của mẹ nữa; nhưng vô tình nó đã khiến em bị sốc. Mẹ thay đổi quá đột ngột, em thường xuyên bị la mắng, không được ôm mỗi khi học về, mẹ chỉ vùi vào công việc, mẹ đổ lỗi cho những người bạn cùng xóm cho sự học hành sa sút của

Đừng thờ ơ với trầm cảm sau sinh

Hình ảnh
Trầm cảm – sát thủ hàng đầu của phụ nữ sau sinh Một báo cáo gần đây của nhóm nhà khoa học tại ĐH Harvard, Mỹ cho thấy trong mùa dịch gần 50% phụ nữ mang thai và sau sinh xuất hiện các triệu chứng trầm cảm – lo âu. Nó cao gấp 3 lần so với giai đoạn trước dịch. Đây là một nghiên cứu lớn trên 62 quốc gia. Thật sự những áp lực và khó khăn của người phụ nữ sau sinh là vô cùng lớn, họ cũng rất dễ rơi vào những mối thắt về cảm xúc và trạng thái trầm cảm của bản thân nếu họ không được thấu hiểu và chia sẻ từ chồng, từ gia đình. Hơn nữa, áp lực trong mùa dịch cũng góp phần gia tăng đáng kể số ca cũng như mức độ tăng nặng của trầm cảm-lo âu sau sinh với người phụ nữ. Nếu bạn đang gặp tình huống khó khăn, hãy mạnh dạn chia sẻ điều đó với chồng, với người thân và bạn bè vì đó là cách làm tốt nhất trong lúc này. Cuộc sống sau sinh của người phụ nữ không mấy dễ dàng Một điều khoa học phải công nhận là cuộc sống người phụ nữ không dễ dàng chút nào sau sinh. Đừng vội trách móc: tại sao