Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2021

Nỗi day dứt của người mẹ

Gia đình tôi thuộc loại khá giả ở thành phố vùng núi. Tôi có 2 đứa con 1 trai, 1 gái, và tất nhiên tôi muốn dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Tôi gửi đứa con trai lớn 13 tuổi về nhà người bác ruột ở Hà Nội để con có con đường học hành thuận lợi nhất, tương lai tốt nhất. Trong 2 năm học, con tôi học rất khá, mỗi lần về quê thăm nhà, tôi chỉ thấy con ít nói, ít tâm sự chuyện học hành, bạn bè. Tôi cũng có hỏi nhưng con không nói, lúc đó tôi nghĩ đến tuổi dậy thì nên tính tình con hơi khác thường. Nhưng ngờ đâu… Đó là 3 tuần hè cuối cùng con ở bên gia đình. Hè đó, tự nhiên con nói muốn cả nhà đi chụp ảnh gia đình, vì bức ảnh trước đã cũ, hồi ấy con bé quá. Cả nhà đi chụp ảnh rất vui, khi đi con còn cầm 1 bức lên Hà Nội và nói rằng: Con yêu bố mẹ lắm, dù có chuyện gì, mẹ cũng đừng buồn nhé. Không ngờ, đó là lần cuối cùng được ôm con vào lòng. Con trai tôi đã tự tử bằng chiếc áo trắng đồng phục treo trên cửa sổ. Con để lại 1 cuốn nhật kí nói về những mệt mỏi học hành, thi cử và những nỗ

Chính tôi đã hất đổ cuộc sống bình yên của gia đình mình

Ai cũng có quãng thanh xuân thật đẹp, tôi cũng vậy. Thanh xuân của tôi gắn liền với người con gái ấy, những năm sinh viên và ra trường, chúng tôi đã về chung 1 nhà. Từ khi lập gia đình, công việc của tôi lên như diều gặp gió. Từ nhân viên- trưởng phòng, giờ tôi là giám đốc 1 công ty. Công việc của tôi có rất nhiều mối quan hệ và có nhiều phụ nữ vây quanh, nhưng tôi cũng chỉ yêu vợ mình, có đôi lúc tôi cũng cảm nắng, cảm gió nhưng cũng chỉ qua đường. Cứ vậy, tôi lao vào công việc mà không cần phải lo nhiều cho vợ và gia đình, vì vợ tôi đã lo con cái và là hậu phương vững chắc. Đôi khi, tôi cũng thấy vợ buồn và càu nhàu vì các mối quan hệ ngoài luồng. Nhưng chỉ cần tôi dỗ dành, ngon ngọt là vợ tôi im. Nhưng tôi đâu biết rằng, đằng sau đó là chán ăn, khóc lóc, giận dỗi âm thầm, mất ngủ triền miên…Và cứ thế, tôi thờ ơ, bỏ mặc vợ với những cảm xúc mệt mỏi, méo mó… Chỉ khi những triệu chứng mất ngủ, stress, mệt mỏi của cô ấy trở nên trầm trọng, tôi mới đưa cô ấy đi khám và điều trị. Bác sĩ

Bạn đã bao giờ cố gắng tự tử chưa?

Hình ảnh
Bạn đã bao giờ cố gắng tự tử chưa? Chắc hẳn sẽ có rất nhiều câu trả lời là có. Đại đa số, lúc bạn muốn tự tử là bạn chỉ muốn ngưng lại nỗi đau đơn này, mà không suy nghĩ là bạn không muốn chết, chỉ muốn thoát khỏi nỗi đau. Khi bạn có xu hướng muốn tìm đến cái chết, có nghĩa là bạn  đang tận cùng của nỗi đau đến nỗi không nhìn thấy con đường nào khác. Một số nguyên nhân có thể khiến bạn muốn tự tử Những tác động bên ngoài như trục trặc trong mối quan hệ xung quanh, những chuyện đau buồn…là những nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng tự tử. Tử tự là lối thoát cuối cùng khi bế tắc, áp lực trong cuộc sống diễn ra. Những trải nghiệm đau buồn Khi những chuyện đau buồn diễn ra như chiến tranh, lạm dụng thể chất hoặc tình dục… bạn cảm thấy đau khổ, tiếc nuối, tội lỗi và có suy nghĩ muốn tự tử để kết thúc, để quên đi tất cả. Những trạng thái đó có thể phát triển thành dạng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), được biểu hiện bởi những hồi tưởng hoặc trí nhớ dai dẳng quanh trải nghiệ

Bạn có thể chết vì trầm cảm?

Hình ảnh
Trầm cảm là bệnh rối loạn tâm lý. Ngoài ra, trầm cảm có thể khiến người bệnh có suy nghĩ lệch lạc, cảm thấy muốn chết, đây là điều ám ảnh với nhiều người. Ý nghĩ muốn tự sát, thường xảy ra ở những người bệnh trầm cảm nặng nếu không nhận biết và điều trị sớm. Bạn có thể chết vì trầm cảm không? Bệnh trầm cảm biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau. Tự tử chính là mức độ cuối cùng, mức nặng nhất của căn bệnh trầm cảm, đây là giới hạn cuối cùng sau những rối loạn nghiêm trọng và kéo dài về tâm lý. Theo thống kê, tỷ lệ trầm cảm dẫn đến tự sát ở độ tuổi từ 15-25 là khác cao. Nguy cơ của tự tử vì trầm cảm thường liên quan đến những tác nhân mà người bệnh thường xuyên phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Với những người trầm cảm nặng, tự tử là mối đe dọa thực sự. Những lúc bệnh nhân suy nghĩ về sự kết thúc, nảy ra ý tưởng tự sát và bắt đầu có hành vi tìm đến cái chết. Khi đó, người bệnh dường như không còn kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của bản thân. Với họ, tự tử là cách duy nhất gi

Cách để vượt qua trầm cảm mùa covid

Hình ảnh
Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc của chúng ta. Chúng ta phải đối mặt với kinh tế, tâm thần và tâm lý bị tổn thương. Những chiến lược giãn cách xã hội, cách ly giao tiếp khiến chúng ta bị cô độc, căng thẳng và lo lắng. Vậy, đâu là cách để chúng ta vượt qua trầm cảm mùa Covid-19, dưới đây là những thông tin bổ ích bạn có thể tham khảo. Chọn lọc thông tin Chọn lọc thông tin cũng là yếu tố khá quan trọng để bạn có thể vượt qua lo lắng mệt mỏi. Bạn nên dừng đọc, xem những tin tức khiến tinh thần thêm lo lắng. Tuy nhiên, mình có thể đọc thêm thông tin cũng tốt, nhưng thường xuyên phải nghe tin tức về đại dịch có thể gây thêm phiền muộn. Chính vì vây, bạn nên cân nhắc hạn chế việc theo dõi tin tức chỉ còn vài lần mỗi ngày và tránh xa màn hình điện thoại, TV và máy tính trong một thời gian. Hiểu rõ về phòng dịch bệnh, sẽ không hoang mang Hiểu rõ về dịch bệnh Covid-19, hiểu về nguồn lây, cách lây và thực hành đúng khuyến cáo của bộ Y tế bạn cũng không nên quá l

Những bệnh tâm lý dễ mắc trong dịch covid-19

Hình ảnh
Hai năm gần đây, Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, kinh tế và tinh thần của con người. Con người đối mặt với rất căng thẳng, lo lắng về kinh tế, sức khỏe nên các bệnh về tâm lý tăng cao. Có những người rơi vào các bệnh tâm lý mà không hề biết. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về một số bệnh tâm lý có thể đối mặt trong đợt bùng dịch này. Vì sao Covid-19 ảnh hưởng đến tâm thần? Theo GS. TS. BS. Cao Tiến Đức – Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103: COVID-19 được coi là một sang chấn nghiêm trọng tác động đến tâm lý con người khiến người ta dễ mắc các rối loạn về tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn tress sau sang chấn. Theo các bác sĩ làm việc lại khu cách lý, những người bị cách ly, người chăm sóc tại khu cách ly, người dân trong khu bị phong tỏa…thường phản ứng tâm lý rất mạnh. Nhất là đối tượng người già, trẻ nhỏ, phụ nữ là những người dễ bị tác động tâm lý, chính vì vậy, họ dễ mắc các bệnh về tâm thần. Covid-19 khiến tỷ lệ các bệnh tâm th

Làm thế nào để vượt qua trầm cảm?

Hình ảnh
Theo thống kê, có đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua trầm cảm? Dưới đây là một số mẹo giúp bạn vượt qua trầm cảm dễ dàng nhất. Nghĩ về những điều đẹp đẽ trong quá khứ Nghĩ về những điều tốt đẹp trong quá khứ giúp xoa dịu những nỗi đau, buồn chán, tuyệt vọng. Khi đó, bạn sẽ thấy mọi thứ xung quanh tươi sáng hơn. Chúng ta luôn nhìn về quá khứ với sự đẹp đẽ và trân trọng hơn là những gì ta đang sở hữu. Đó chính là bản chất của quá khứ – khiến mọi thứ trở nên lung linh bằng lăng kính hồi tưởng của mỗi người. Vì thế những món cổ vật, càng cổ lại càng giá trị, chứa đựng càng nhiều bằng chứng của thời gian, cổ vật đó lại càng thêm phần đẹp đẽ. Lật lại từng trang kí ức, những kỉ niệm ấm áp cùng niềm vui bên gia đình và bạn bè sẽ ùa về trong bạn. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy khá tươi sáng giữa những lúc tưởng chừng vô cùng khó khăn thế này, niềm vui vẫn ở đâu đó xu

Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không?

Hình ảnh
Trầm cảm là bệnh lý xuất phát từ những rối loạn của não bộ, dẫn đến những ảnh hưởng về mặt tâm lý. Chính vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết liệu trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không? Để giải đáp thắc mắc này, bạn hãy tham khảo qua thông tin dưới đây. Bệnh trầm cảm Bệnh trầm cảm là là dạng rối loạn tâm trạng thường gặp. Trầm cảm là chứng bệnh về tâm thần học do sự rối loạn hoạt động của não bộ gây ra. Các  bất thường trong tâm lý đã tạo ra nhiều biến đổi bất thường trong suy nghĩ, hành vi và biểu hiện. Theo thống kê chục năm trở lại dây, tỷ lệ người mắc chứng trầm cảm tăng lên đáng kể, tỷ lệ nữ mắc trầm cảm cao gấp đôi nam giới. Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 5% dân số trên thế giới đã rơi vào trạng thái rối loạn trầm cảm. Nguyên nhân trầm cảm chưa được làm rõ nhưng chúng có liên quan đến Yếu tố như môi trường sống, xã hội Di truyền Stress, áp lực căng thẳng kéo dài. Trầm cảm do một chấn thương nào đó ảnh hưởng trực tiếp đến não. Ngoài ra, một số b