Cách tốt nhất để điều trị chứng rối loạn trầm cảm nặng là gì?
Theo thống kê thì có đến hơn 70% trường hợp tự sát là do trầm cảm gây ra. Trầm cảm nặng là giai đoạn nặng nề khó chữa và nguy hiểm nhấtcó thể dẫn tới ý định tự sát hoặc hành động tự sát, cần phải chú ý và kiên trì điều trị. Câu hỏi đặt ra, phương pháp tốt nhất để điều trị chứng trầm cảm nặng là gì để giúp người bệnh vượt qua trầm cảm nặng? Bạn có thể tìm hiểu qua thông tin dưới đây.
Thế nào là chứng trầm cảm nặng
Trầm cảm chứng bệnh rối loạn tâm lý tâm thầnlà trạng thái rối loạn tâm lý, tâm thần khiến người bị bệnh trầm cảm luôn có cảm giác buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, mất ngủ, ăn không ngon, không còn hứng thú trong cuộc sống, mất khả năng tập trung. Trầm cảm nặng bao gồm tất cả các dấu hiệu của người bệnh và mức độ thể hiện dấu hiệu luôn rõ ràng. Nhất là ở nữ giới là đối tượng bị trầm cảm nhiều hơn cả, nhưng ở nam giới lại có xu hướng tự sát cao hơn rất nhiều
Một vài dấu hiệu của chứng trầm cảm nặng không thể bỏ qua:
- Luôn cảm thấy tuyệt vọng
- Khó chịu và cáu gắt tất cả mọi thứ
- Bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Luôn xuất hiện suy nghĩ tiêu cực về mọi thứ
- Không còn hứng thú với những hoạt động, những thứ bản thân trước kia yêu thích
- Có suy nghĩ về cái chết, tự tử hoặc tự sát, gây đau bản thân.
Yếu tố/ nguy cơ trầm cảm nặng dẫn tới tự sát
Suy nghĩ muốn tự tử là dấu hiệu nguy hiểm nhất, trầm trọng nhất của chứng trầm cảm nặng, nếu người bệnh không thể vượt qua, không được điều trị kịp thời thì có đến 15% người bị trầm cảm dẫn đến hành động tự sát.
- Người bệnh bị tống giam, bị kìm kẹp, nhốt
- Người bệnh luôn cảm thấy tuyệt vọng
- Người bệnh luôn có tâm trạng tuyệt vọng, không lối thoát
- Tiền sử gia đình có người tự sát
- Người bệnh trong quá khứ đã vượt qua ý định tự sát
- Trong gia đình có cất giữ những vũ khí nguy hiểm
- Người bệnh đã, đang từng làm dụng những chất kích thích, gây nghiện
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần hoặc lạm dụng chất gây nghiện
Bạn có thể điều trị chứng trầm cảm nặng bằng nhiều phương pháp: Tại nhà hoặc ở bệnh viện hay tham gia những chương trình điều trị ngoại trú cho đến khi có thể cải thiện triệu chứng. Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định bạn điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu kết hợp với cách cải thiện dấu hiệu trầm cảm nặng tại nhà.
Các phương pháp điều trị trầm cảm nặng tốt nhất
Điều trị trầm cảm nặng bằng thuốc
Điều trị trầm cảm nặng bằng thuốc là phương pháp thường được dùng để điều trị bởi tiện lợi và có thể giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng nếu người bệnh phối hợp điuề trị dùng thuốc. Ngoài ra nếu trong gia đình người bệnh đã có người bị bệnh dùng thuốc điều trị cải thiện tốt các triệu chứng thì loại thuốc này có thể cũng sẽ hiệu quả với bạn.
Có thể người bệnh có thể phải thử một vài loại thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc trước khi bạn tìm thấy một loại thuốc có tác dụng tương tác tốt. Chính vì thế, người bệnh điều trị cần đòi hỏi kiên trì, kiên nhẫn dùng thuốc bởi một số loại thuốc cần thời gian để có tác dụng đầy đủ và loại bỏ bớt tác dụng phụ: Vài tháng, vài tuần…
- Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs)
- Thuốc điều hòa serotonin (Các thuốc chẹn 5-HT 2 )
- Thuốc ức chế tái hấp thu Norepinephrin-Dopamin
- Thuốc chống trầm cảm dị vòng
- Thuốc ức chế Monoamine Oxidase (MAOIs)
- Thuốc chống trầm cảm Melatonin.
Ngoài ra một số thuốc quan trọng cần chú ý:
- Thuốc chống trầm cảm và thai kỳ: Thuốc được sử dụng khi bạn đang mang thai hoặc cho con bú bởi một số thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng rủi ro sức khỏe cho bé, chính vì thế bạn nên nói rõ cho bác sĩ biết vấn đề sức khỏe của bạn khi mang thai hoặc bạn đang có kế hoạch mang thai để bác sĩ lựa chọn loại thuốc phù hợp cho bạn.
- Thuốc chống trầm cảm và nguy cơ tự sát: Đại đa số các thuốc chống trầm cảm thường an toàn, tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên dưới 25 tuổi có thể tăng khả năng và tăng ý định hoặc hành vi tự sát khi dùng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau khi bắt đầu dùng hoặc thay đổi liều.
- Rủi ro khi bạn ngưng thuốc: Khi đang sử dụng thuốc, người bệnh nên tuân thủ theo liều lượng và cách sử dụng, không nên ngưng dùng thuốc chống trầm cảm hay bỏ qua vài liều mà không trao đổi với bác sĩ trước. Điều này có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và khiến chứng trầm cảm có thể tệ hơn.
Điều trị trầm cảm nặng bằng tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu chính là các phương pháp, kỹ thuật mà nhà tâm lý trị liệu sử dụng thông qua cách thức giao tiếp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, tinh thần, tháo gỡ các vấn đề trong cảm xúc và hành vi của người bệnh. Ngoài ra tâm lý trị liệu còn được gọi là liệu pháp nói chuyện hoặc liệu pháp tâm lý. Phương pháp này có thể được áp dụng cho cả trầm cảm nhẹ và trầm cảm nặng.
Một số dạng của tâm lý trị liệu:
- Liệu pháp hành vi nhận thức
- Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân
- Liệu pháp tâm động học
- Liệu pháp phâm tâm học
- Liệu pháp giải quyết vấn đề
- Liệu pháp gia đình
Tác dụng của tâm lý trị liệu hướng đến:
- Giúp người bệnh lấy lại được kiểm soát trong cuộc sống, giúp bạn giảm bớt các triệu chứng trầm cảm nặng: Tuyệt vọng, cáu giận
- Giúp bạn mở rộng được các mối quan hệ
- Giảm bớt các khủng hoảng, khó khăn ở hiện tại
- Biết cách đối phó và giải quyết mọi vấn đề
- Đặt được mục tiêu thực tế trong cuộc sống hiện tại
- Xác định được đâu là hành vi, suy nghĩ tiêu cực để điều chỉnh được theo hướng tích cực
- Phát triển khả năng chịu đựng và chấp nhận đau khổ bằng các hành vi lành mạnh hơn
Điều trị trầm cảm nặng bằng các phương pháp tại nhà
Trầm cảm nặng là cấp độ cao nhất của chứng trầm cảm và bạn rất khó để có thể tựu điều trị. Tuy nhiên nếu chỉ dùng một phương pháp điều trị thì cũng khó mang đến kết quả khả quan, chính vì thế ngoài cách điều trị trầm cảm nặng theo phác đồ của bác sĩ, bạn cũng nên kết hợp các cách cải thiện bệnh tại nhà để đạt hiệu quả cao hơn:
Tuân thủ theo phương pháp, phác đồ điều trị của bác sĩ
Đây là điều quan trọng bởi bạn tuân thủ theo từng bước, kế hoạch điều trị của bác sĩ sẽ giúp bạn giải tỏa được căng thẳng và dấu hiệu bệnh thuyên giảm nhanh hơn. Không nên bỏ lỡ bất cứ buổi vật lý trị liệu nào hay cuộc hẹn nào với bác sĩ. Ngay cả khi triệu chứng của bệnh trầm cảm nặng có thuyên giảm, bạn cũng khong nên tự ý ngưng điều trị. Bởi khi bạn dừng lại có thể các triệu chứng trầm cảm có thể quay trở lại.
Tránh xa các chất kích thích
Một số chất kích thích có vẻ sẽ giúp tinh thần của bạn hưng phấn hơn, giúp bạn giảm các triệu chứng trầm cảm nhưng về lâu dìa, những chất kcihs thích khiến các triệu chứng xấu đi và khiến chứng trầm cảm thường khó điều trị hơn bởi chất kích thích thường khiến bạn phụ thuộc vào nó. Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lí của bạn nếu bạn muốn giúp đỡ trong việc muốn cai các chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá….
Tìm hiểu về trầm cảm:
Người bệnh nên tìm hiểu kĩ về chứng trầm cảm, bởi khi bạn hiểu hơn về bệnh, bạn sẽ có động lực bán sát quá trình điều trị. Ngoài ra, người bệnh cũng nên khuyến khích gia đình, người thân bạn tìm hiểu về trầm cảm để giúp họ cảm thông và hỗ trợ bạn nhiều hơn.
Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo
Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để tìm hiểu nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra triệu chứng trầm cảm của bạn. Hãy ghi chú lại những cách đối phó nếu triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi trong các triệu chứng hoặc cảm giác của bạn. Đồng thời, bạn cũng nên nhờ người thân hoặc bạn bè giúp theo dõi các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tự sát.
Chăm sóc bản thân
Bạn nên ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và ngủ đủ giấc. Để duy trì sức khỏe thể chất và cải thiện tinh thần, bạn có thể học cách tập yoga chữa trầm cảm tại nhà. Bạn cũng có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, làm vườn hoặc một hoạt động khác mà bạn thích. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho cả thể chất và tinh thần của bạn. Nếu bạn bị mất ngủ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cải thiện.
source http://vungtri.com/dieu-tri-tram-cam-nang-2582/
Nhận xét
Đăng nhận xét